Sau cơn mưa, người dân vào rừng hái nấm kiếm bội tiền

HUẾ – Mưa xuống, người dân chỉ cần bỏ công vào rừng hái nấm tràm về bán, có lúc thu tiền triệu mỗi ngày.

Những ngày này, bước vào mùa mưa là thời điểm mà khu chợ “nấm tràm” xuất hiện nhộn nhịp ở phía trước đàn Nam Giao (TP. Huế).
Những ngày này, tỉnh Thừa Thiên Huế thường có những cơn mưa chuyển mùa, đây cũng là thời điểm mà khu chợ “nấm tràm” xuất hiện nhộn nhịp ở phía trước đàn Nam Giao (TP. Huế).
Nấm tràm có tên khoa học của là Tylopilus felleus, còn gọi là boletus felleus bull, không có độc tính, sống cộng sinh trên cây tràm (bản địa), tràm hoa vàng, keo tai tượng và bạch đàn và chỉ mọc trong thời gian ngắn. Bào tử nấm phát tán trong tự nhiên, gặp mưa với độ ẩm thích hợp thì tạo mầm thành sợi nấm, sống cộng sinh tại phần rễ của cây tràm nên gọi là nấm tràm. Nấm tràm có tai nhỏ, thân tròn và béo múp, có màu tím nhạt có vị đắng đặc trưng. Trong Đông y nấm này để chữa mỏi mệt, cảm cúm, giải độc, giải rượu.
Nấm tràm có tên khoa học của là Tylopilus felleus, còn gọi là boletus felleus bull, không có độc tính, sống cộng sinh trên cây tràm (bản địa), tràm hoa vàng, keo tai tượng và bạch đàn và chỉ mọc trong thời gian ngắn. Bào tử nấm phát tán trong tự nhiên, gặp mưa với độ ẩm thích hợp thì tạo mầm thành sợi nấm, sống cộng sinh tại phần rễ của cây tràm nên gọi là nấm tràm. Nấm tràm có tai nhỏ, thân tròn và béo múp, có màu tím nhạt có vị đắng đặc trưng. Trong Đông y nấm này để chữa mỏi mệt, cảm cúm, giải độc, giải rượu.
Chị Nguyễn Thị Hà (trú thị xã Hương Trà) cho biết, địa phương chị là nơi trồng nhiều rừng tràm lấy gỗ, những ngày này, khi mưa nắng xuất hiện nên nấm tràm sinh sôi, phát triển mạnh.
Chị Nguyễn Thị Hà (trú thị xã Hương Trà) cho biết, địa phương chị là nơi trồng nhiều rừng tràm lấy gỗ, những ngày này, khi mưa – nắng liên tục nên nấm tràm sinh sôi, phát triển mạnh.
Theo chị Hà, nấm tràm mọc hoàn toàn tự nhiên chỉ cần bỏ công vào rừng hái nấm sau đó mang về bán. Giá nấm giao động từ 30.000 - 60.000 nghìn đồng, đầu mùa nấm ít có khi lên đến 80.000 đồng.
Theo chị Hà, nấm tràm mọc hoàn toàn tự nhiên chỉ cần bỏ công vào rừng hái nấm sau đó về sơ chế, gọt vỏ là có thể mang đi bán. Giá nấm giao động từ 30.000 – 60.000 đồng, đầu mùa nấm ít có khi lên đến 80.000 đồng.
“Hai mẹ con tôi tranh thủ đi sớm, về muộn, có ngày hái được mấy chục kg bán hết cũng thu về được tiền triệu” - chị Hà nói.
“Hai mẹ con tôi tranh thủ đi sớm, về muộn, có ngày hái được mấy chục kg bán hết cũng thu về được tiền triệu. Tuy chỉ là thời vụ nhưng cũng cải thiện thu nhập đáng kể” – chị Hà nói.
Những giỏ nấm tràm được đưa về chợ phục vụ người mua.
Những giỏ nấm tràm được đưa về chợ phục vụ người mua.
Chị Diệu Linh (trú TP. Huế) cho biết, chị và gia đình đặc biệt thích nấm tràm vì chế biến được nhiều món ngon như xào cùng rau khoai, nấu cháo,... “Có ngày chợ nấm giá phải chăng, tôi mua nhiều kg về sơ chế sạch, bỏ từng bì nhỏ sau đó cấp đông tủ lạnh rồi dùng dần khi mùa nấm đã qua” - chị Linh chia sẻ.
Chị Diệu Linh (trú TP. Huế) cho biết, chị và gia đình đặc biệt thích nấm tràm vì chế biến được nhiều món ngon như xào cùng rau khoai, nấu cháo. “Có ngày chợ nấm giá phải chăng, tôi mua nhiều kg về sơ chế sạch, bỏ từng bì nhỏ sau đó cấp đông tủ lạnh rồi dùng dần khi mùa nấm đã qua” – chị Linh chia sẻ.
Nấm tràm được phân bố rộng rãi nhiều nơi ở miền Trung Việt Nam như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình... Để thu được chục kg nấm, người dân phải đi rong ruổi trên những cánh rừng tràm để hái. Nấm tràm thường mọc nhiều sau những cơn mưa giông mùa Hạ.
Nấm tràm được phân bố rộng rãi nhiều nơi ở miền Trung Việt Nam như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình… Nấm thường mọc nhiều sau những cơn mưa giông mùa Hạ.

Nguồn: Laodong.vn